CẢM NHẬN SÁCH THÁNG 11

        Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

        Hôm nay tôi giới thiệu đến các thầy cô và các em cuốn sách “Những tấm lòng cao cả”có trong thư viện trường mình.

tải xuống (2)

        Trang bìa là hình ảnh một cậu bé đang ngồi học bài với nét mặt trầm ngâm, suy tư. Cuốn sách của tác giả: Edmondo De Amicis thuộc thể loại: Tiểu thuyết Người dịch: Hoàng Thiếu Sơn. Sách dày 343 trang, khổ 14,5cm x20,5cm, do nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2018.

        Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” là nhật kí trong một năm học được viết bằng ngòi bút  của một cậu bé 11 tuổi.  Trong cuốn sách, dưới con mắt của nhân vật chính, cậu bé En-ri-cô, các thầy giáo, cô giáo hiện lên thật đáng kính trọng. M mặc dù mỗi người một hình hài, một cá tính  nhưng họ Tất cả vì học sinh thân yêu như câu khẩu hiệu ngày này của các nhà giáo chúng ta.
Những câu chuyện được ghi lại trong vòng mười tháng, mở đầu là tháng mười với ngày khai trường rất ý nghĩa với bao thế hệ học sinh. Mười tháng được Enrico ghi lại với hơn tám mươi câu chuyện khác nhau. Mỗi câu chuyện được kể hết sức chân thành những gì cậu đã chứng kiến, trải qua được ghi lại đầy cảm xúc.

          Cuốn sách là ghi chép của cậu bé Enrico về các câu chuyện cảm ,về tình bạn, tình thầy trò Những câu chuyện đời thường xảy ra trên lớp, tình cảm gia đình, tình thương, lòng trắc ẩn trong mỗi con người. Những bức thư tay cha gửi cho cậu, những kỷ niệm khó quên cùng những người bạn, những bài giảng về cách làm người, cách đối xử của thầy cô giáo đối với những đứa trẻ thơ ngây…tất cả được ghi chép cẩn thận như một cuốn nhật ký dạt dào cảm xúc. Qua đó để thấy rằng thông điệp mà cuốn sách muốn gửi đến cho bạn đọc hiểu rằng: những đứa trẻ – thế hệ tương lai của đất nước lớn lên như thế nào chính là ở cách gia đình, nhà trường, xã hội đã đối với chúng. Cách mà những người xung quanh hành xử như thế nào có tác động rất lớn đối với những đứa trẻ.

       Đọc Những tấm lòng cao cả các thầy giáo cô giáo chúng ta sẽ học tập những tấm gương  các thầy giáo, cô giáo trên giúp cho chúng ta thấy yêu người hơn, yêu nghề hơn và học được cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong công tác giáo dục.
Quả đúng như lời dịch giả Hoàng Thiếu Sơn, một GS-NGND: “Qua bút mực của trẻ con, De Amicis đã viết nên một thiên trường ca cảm động về nghề dạy học”.Ông viết :“Nhiều cô giáo, thầy giáo đã xem nghề mình là lẽ sống, là cuộc đời của mình. Và ở trường học cũng có những liệt sĩ hy sinh như ở chiến trường”.
– Trong cuốn sách, có kể chuyện một thầy giáo bị ốm nặng, nghĩ rằng mình không qua khỏi, ông nhìn vào tấm ảnh các học trò cũ của mình, rồi nói với người học trò mới đến thăm: “Khi sắp chết, cái nhìn của thầy sẽ quay về họ”.

      – Một cô giáo lớp một cũng đã mất ba ngày trước khi kết thúc chương trình chỉ vì cô bị ốm nhưng không muốn nghỉ dạy để chữa bệnh, không muốn xa học trò của mình.

        – Sau khi đứa mất đứa con trai, thầy Hiệu trưởng muốn nghỉ hưu nhưng thầy lại thấy đau khổ khi phải chia tay học sinh của mình nên thầy chần chừ mãi và rồi đã phải xé lá đơn xin từ chức đi và tiếp tục ở lại trường.

        –  Một cụ giáo già đầy tâm huyết, muốn dạy học đến ngày cuối cùng của cuộc đời, nhưng năm 82 tuổi vì run tay trót đánh rơi giọt mực xuống trang vở của học sinh  nên đành phải xin về.

        Và khi phải xa học sinh, xa mái trường, cụ giáo đã cay đắng tâm sự: “Tôi hiểu rằng cuộc đời đối với tôi như vậy là hết rồi, không còn trường học nữa, không còn sức trẻ nữa, tôi cũng không sống được bao lâu nữa”.

        –  Người thầy giáo có tên Péc-bô-ni cũng thật đáng kính trọng, thầy không có gia đình riêng, mặc dù thầy không bao giờ cười nhưng thầy lại luôn kiên nhẫn, tìm hiểu, yêu thương và chia sẻ với từng học sinh. Khi phải bắt buộc phạt một học sinh vì ngỗ ngược, phá rối thì thầy rất đau lòng.

        Rồi cũng chính người thầy ấy, khi thấy kết quả thi cuối năm của học sinh mình đều tốt, thầy đã làm vui học sinh mình bằng cách giả bộ trượt chân, phải bám vào bức tường cho khỏi ngã.
Và, cậu học trò En-ri-cô đã ghi lại trong nhật ký của mình như thế này: “Phải chăng đó là cái phút vui độc nhất của thầy? Một sự đền bù cho chín tháng yêu thương, kiên nhẫn và cả phiền muộn nữa? Để có phút vui kia thầy đã tốn bao nhiêu công sức!”. Thật cảm động biết bao tình thầy trò!

        – Với thầy hiệu trưởng phương pháp giáo dục của thầy quả là giản dị mà kì diệu “đến nỗi, ra khỏi phòng của thầy, học sinh đều rơm rớm nước mắt, và hổ thẹn hơn là bị phạt”.

         Với những học sinh mắc lỗi thầy chỉ “nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích, giảng giải cho họ phải cư xử như thế nào” và kết quả là “thường thường thì học sinh hối hận vì lỗi lầm của mình và sẽ không mắc lại nữa” (phương pháp của thầy rất giống với nguyên tắc đánh giá củaThông tư 30!).

        – Đọc cuốn sách này giúp chúng ta hiểu phải dạy trẻ :Hãy dũng cảm chiến đấu, đừng bao giờ hèn nhát. Đó là ông bố Bottini, người cha mẫu mực đối với Enrico, khi ông luôn dạy con mình bằng những lời khuyên hết sức chân thành, bằng chính tất cả tình yêu thương và lòng nhẫn nại ông dành cho đứa con bé bỏng của mình. Và ông bố Bottini cũng đã dạy con mình cách nhận lỗi khi làm sai, đây có lẽ là điều dũng cảm mà bất kì đứa trẻ nào cũng nên học. Hãy dũng cảm nhận lỗi và trách nhiệm về mình, đó cũng là cách giúp những đứa trẻ trưởng thành hơn.

        – Ngoài ra, còn có nhiều câu chuyện kể về những người bạn của Enrico, mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách khác nhau và tất cả đã cho Enrico có những tháng năm đến trường đầy ý nghĩa…

        Thông điệp lớn nhất của cuốn sách có lẽ đó là gia đình, nhà trường và xã hội hãy học cách cùng nhau yêu thương tạo môi trường để trẻ hình thành những thói quen tốt và quan trọng hơn là những đứa trẻ học được cách cư xử đúng mực ở xã hội này. Muốn làm được điều đó, những người mang danh “người lớn” hãy học cho mình cách cư xử đúng đắn, lắng nghe quan tâm và thấu hiểu những suy nghĩ và ước mơ của con trẻ.

       Qua bút mực của cậu học trò nhỏ tác giả đã viết một thiên trường ca cảm động về nghề dạy học, với những hình tượng thầy giáo, cô giáo.Tuy chỉ có vài nét chấm phá, nhưng không dễ mà quên được.Enricô khôngchỉ ghi những việc ở trường có vai trò của thầy cô mà còn ghi cả những việc ở nhà có vai trò của bố mẹ mình, lại cũng không bỏ qua những việc ngoài phố với sự tham gia của người ngoài.Tác giả cho ta thấy một quan điểm rất đúng đắn rằng muốn dạy đạo đức cho trẻ, phải có ba mặt giáo dục tốt: của nhà trường, của gia đình, của xã hội.

      Tôi tin rằng cuốn sách sẽ mãi là món quà quý và sống mãi trong mỗi chúng ta. Nếu thầy cô và các em muốn tìm đọc hãy nhanh chân đến thư viện của trường mình các em  sẽ tìm được rất nhiều điều bổ ích từ cuốn Những tấm lòng cao cả !